- Ebook Giải thuật và lập trình Lê Minh Hoàng
- Các thuật toán sắp xếp trong Pascal

[Học Pascal] Chương trình con



Chương trình con ( CTC ) là một chương trình độc lập, xử lý một công việc nhất định nào đó trong chương trình chính, nó có chỉ có thể thực hiện được công việc đã được lập trình khi ở chương trình chính có lời gọi đến nó.

Trong khi lập trình giải 1 bài toán, đôi khi chúng ta gặp phải những đoạn chương trình lặp đi lặp lại nhiều lần ở những phần xử lý khác nhau, để cho tiện lợi và không mất công, chúng ta định nghĩa 1 CTC với công việc được lập trình sẵn, khi cần thiết chỉ việc gọi chương trình con ra để làm việc mà không cần phải lập trình lại phần đã làm ở trên. Việc sử dụng CTC vô cùng tiện lợi và đảm bảo tính chặt chẽ của chương trình, thậm chí nhiều khi nếu không sử dụng CTC thì bài toán sẽ trở nên vô cùng rắc rối, và việc gỡ lỗi trong chương trình trở nên rất nan giải.

Pascal cung cấp cho chúng ta 2 loại CTC là Procedure ( Thủ tục ) và Function ( Hàm ). Đây là hai chương trình con sẽ theo các bạn trong suốt quá trình học. Đây chính là cơ sở để khi các bạn học lên các ngôn ngữ lập trình 32 bit, các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ khi lập trình với lớp ( Class ) và Thư viện ( Library ). Hay nói một cách ngắn gọn, đây chính là phần quan trọng nhất trong kỹ thuật lập trình Pascal. Phần này tương đối phức tạp, nên bạn cố gắng tập trung để phân biệt, khi nào nên dùng Thủ thục, khi nào nên dùng Hàm, và các khái niệm liên quan khi tham chiếu các thành phần của các CTC.

Vị trí khai báo và định nghĩa CTC: CTC được khai báo và định nghĩa sau từ khoá VAR của Chương trình chính. Khai báo CTC có dạng sau:

PROCEDURE Tên thủ tục ( Khai báo các tham số hình thức, nếu cần );
Var ' Khai báo biến trong CTC nếu cần thiết
Begin
End; ' Kết thúc CTC bằng END;
FUNCTION Tên hàm ( Khai báo các tham số hình thức, nếu cần ): Kiểu dữ liệu trả về của Hàm;
Var ' Khai báo biến trong CTC nếu cần thiết
Begin
End; ' Kết thúc CTC bằng END;

CTC có cáu trúc giống hệt một chương trình chính, bạn có thể khai báo đầy đủ từ nhãn, hằng, biến, thậm chí bạn có thể định nghĩa một CTC khác trong CTC hiện hành.

Các tham số của CTC chính là các dữ liệu cần thiết nhập vào để xử lý các phép toán trong CTC sử dụng. Các tham số này được gọi là tham số hình thức, bởi nó chỉ mang danh nghĩa là các đối số của chương trình con, chứ về mặt bản chất dữ liệu nó lại mang thông tin của các biến trong chương trình chính. Các tham số này có 2 loại: Tham biến và Tham trị. Các CTC có thể có nhiều loại Tham số hình thức khác nhau về kiểu tham số hay về kiểu dũ liệu của tham số.

Tham biến: Là loại tham số hình thức mà giá trị của nó có thể thay đổi được trong các phép xử lý tính toán của CTC. Có thể dữ liệu nạp vào CTC là A, nhưng sau khi ra khỏi CTC ( kết quả sau khi thực hiện CTC ) nó lại mang kết quả B. Tham biến là tham số hình thức được khai báo ở CTC và bắt buộc phải được khai báo với từ kháo khai báo VAR. Các CTC có thể có nhiều loại tham biến, và cách khai báo các tham biến giống hệt như bạn khai báo biến trong chương trình chính.

Tham trị: Là loại tham số hình thức mà giá trị của nó không thể thay đổi được trong các phép xử lý tính toán của CTC. Dữ liệu nạp vào CTC là A, nhưng sau khi ra khỏi CTC ( kết quả sau khi thực hiện CTC ) nó vẫn phải là A. Chính vì vậy, trong CTC bạn không thể nào thực hiện 1 phép toán làm thay đổi giá trị của tham trị, nếu có máy sẽ báo lỗi.Tham trị là tham số hình thức được khai báo ở CTC và không bắt buộc phải được khai báo với từ kháo khai báo VAR. Các CTC có thể có nhiều loại tham trị, và cách khai báo các tham trị giống hệt như bạn khai báo biến trong chương trình chính.

A) Chương trình con dạng Thủ tục

CTC dạng Thủ tục được sử dụng khi các bạn muốn có một thủ tục nhập dữ liệu hoặc các phép tính toán trả về kiểu dữ liệu thường là " không định kiểu ". Hay nói chính xác hơn đó là một chương trình hoàn chỉnh trả về kết quả nhất định mà người lập trình mong muốn.

Ví dụ: Bạn viết một thủ tục nhập dữ liệu cho chương trình chính tính tổng các số nhỏ hơn số vừa nhập từ bàn phím.

Procedure Nhap ( n: byte);
begin
Write ( ' Nhap so N: = '); Readln ( N );
Writeln;
End;

Hoặc bạn cũng có thể viết luôn thủ tục tính ra kết quả mong muốn luôn bằng Thủ tục sau:

Procedure Nhap ( n: byte);
Var i , Tong : Byte;
begin
Write ( ' Nhap so N: = '); Readln ( N );
Writeln;
For i : = 1 to N do
Tong : = Tong + i ;
Writeln ( ' Tong cac so la : = ' , Tong );
Readln;
End;

B) Chương trình con dạng Hàm

CTC dạng Hàm được sử dụng khi các bạn muốn có một thủ tục nhập dữ liệu hoặc các phép tính toán trả về kiểu dữ liệu thường là xác định. Hay nói chính xác hơn đó là một chương trình hoàn chỉnh trả về kết quả với kiểu dữ liệu nhất định mà Pascal đã định nghĩa hoặc Pascal có thể " hiểu " được ( Đối với kiểu dữ liệu do người lập trình tự định nghĩa )

Ví dụ: Cũng ví dụ trên bạn có thể viết ở dạng Hàm như sau

Function Tong ( n : byte ) : Byte;
Var i , Trung_gian : Byte;
Begin
Write ( ' Nhap so N : = ');Readln ( N );
Writeln;
For i : = 1 to N do
Trung_gian : = Trung_gian + i ;
Tong : = Trung_gian ;
End;

Ở CTC dạng hàm bạn nên chú ý. Hàm chir được hoàn tất khi Tên hàm được gán cho 1 giá trị cuối cùng sau khi thực hiện các phép tính toán. Và trong chương trình chính khi có lời gọi Hàm thì cũng phải có một phép toán gán giá trị để nhận được kết quả của Hàm. VD: Tring ví dụ trên khi vào chương trình chính nếu ta muốn in ra giá trị của Tong hay dùng Tong là một phép tính toán khác thì ta thực hiện phép gán sau khi goi chương trình con là A : = Tong ( so ) (Với so là tham số thực sự cỉa bài toán - tức là biến của chương trình chính ).

C) Một số chú ý khi dùng CTC

Khi sử dụng CTC bạn cần chú ý một số điểu sau đây:
1) Nên sử dụng CTC dạng Hàm hay Thủ tục
2) Tránh việc khai báo các tham số hình thức bừa bãi và không nhất quán
3) Phân biệt rõ ràng 2 khái niêm Tham biến và Tham trị. Để bạn hiểu rõ hơn, bạn hãy chạy đoạn mã và xem kết quả của ví dụ sau.

Uses crt;
Var
a , b : integer;
{----------------------}
Procedure VD ( x : integer; var y: integer );
Begin
inc ( x );
inc ( y );
writeln ( x : 4 , y : 4 );
end;
{---------------------}
Begin
a : = 1 ;
b : = 10 ;
VD ( a , b );
writeln ( a : 4 , b : 4 );
readln;
end.

D) Bài tập luyện tập.

* Bạn hãy viết tất cả các chương trình bạn đã làm ở dạng CTC
** Lập trình ( có sủ dụng CTC ) để:
- Tính Giai thừa 1 số được nhập từ bàn phím
- Tìm USCLN của 2 số nhập từ bàn phím
- Tìm các số FIbonaci nhỏ hơn 1 số cho trước từ bàn phím
- Tìm các số chính phương nhỏ hơn một số nguyên cho trước. 

Code Pascal sưu tầm



Nặc danh nói...

co the giai cac bai tap ren luyen khong a?


lúc 14:38 13 tháng 4, 2014
Nặc danh nói...

khó ~


lúc 19:50 25 tháng 5, 2014
Nặc danh nói...

Kho wa....lm k dc... aj pk lm baj cuoj k chỉ voi


lúc 19:35 13 tháng 6, 2014
Mây Nguyễn nói...

Giai thừa
Function GT(n:longint):longint;
var i,s:longint;
begin
s:=1;
For i:=1 to n do
s:=s*i;
GT:=s;
end;
var n:longint;
begin
writeln('Nhap n:'); readln(n);
write('Giai thua 1 so nhap tu ban phim: ',GT(n));
readln;
end.


lúc 13:32 6 tháng 3, 2015
Mây Nguyễn nói...

USCLN
Function ucln(a,b:integer):integer;
begin
While a<>b do
If a>b then
a:=a-b
else
b:=b-a;
ucln:=a;
end;
var a,b:integer;
begin
write('Nhap a,b:'); readln(a,b);
writeln('USCLN cua 2 so: ',ucln(a,b));
readln
end.


lúc 13:38 6 tháng 3, 2015
Mây Nguyễn nói...

số chính phương <n
Function CP(n:integer):boolean;
begin
If trunc(sqrt(n))=sqrt(n) then CP:=true
else
CP:=false;
end;
var n,i:integer;
begin
writeln('Nhap n:');
readln(n);
write('So chinh phuong nho hon ',n,' la: ');
For i:=1 to n-1 do
If CP(i)=true then write(i,' ');
readln
end.


lúc 13:47 6 tháng 3, 2015
Mây Nguyễn nói...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Mây Nguyễn nói...

Fibonacy
Procedure Fibo ( var n:integer);
var t1,t2,i:integer;
begin
t1:=0;
t2:=1;
For i:=1 to n do
begin
t2:=t2+t1;
t1:=t2-t1;
If t1<n then
write(t1,' ');
end;
end;
var n:integer;
i,s:integer;
begin
writeln('Nhap n:'); readln(n);
write('Cac so Fibonacy nho hon: ',n,' la: ');
Fibo(n);
readln
end.


lúc 14:18 6 tháng 3, 2015
Unknown nói...

còn ad k cho hỏi vài bài với


lúc 21:36 13 tháng 3, 2015
phương nói...

giải giúp mình bài này với : tính độ dài của chuỗi ko dùng hàm length


lúc 12:42 18 tháng 4, 2015
Unknown nói...

- Tìm các số chính phương nhỏ hơn một số nguyên cho trước:

PROGRAM ctcSCPH;
uses crt;
var x,i:Integer;

PROCEDURE scph(x,i:Integer);
begin
write('x = '); readln(x);
for i:=1 to (x-1) do
begin
if sqr(trunc(sqrt(i)))=i then write(i,' ');
end;
end;

BEGIN
clrscr;
scph(x,i);

readln
end.


lúc 13:46 30 tháng 4, 2015
Unknown nói...

- Fibonacci -

PROGRAM fibo2;
uses crt;
var s1,s2,s,x:Integer;
begin
clrscr;
write('x = '); readln(x);
if (x=1) or (x=0) then
begin
if x=1 then write('Day Fibonacci: 0')
else write('Khong thuc hien duoc! Vui long nhap so lon hon 0');
end
else
begin
s1:=1;
s2:=1;
s :=1;
write('Day Fibonacci: 0 1 ');

While s<x do
if s=(x-s2) then break
else
begin
s1:=s2;
s2:=s;
s:=s1+s2;
write(s,' ');
end;
end;

readln
END.


lúc 13:47 30 tháng 4, 2015
Unknown nói...

- USCLN -

PROGRAM uscln;
uses crt;
var a,b,uc,i:Integer;
BEGIN
clrscr;
write('a = '); readln(a);
write('b = '); readln(b);
If a>b then
begin
for i:=1 to a do
begin
if (a mod i = 0) and (b mod i = 0) then uc:=i;
end;
end

else
begin
for i:=1 to b do
begin
if (a mod i = 0) and (b mod i = 0) then uc:=i;
end;
end;

write('USCLN cua ',a,' va ',b,' la ',uc);
readln
end.


lúc 13:49 30 tháng 4, 2015
Unknown nói...
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Unknown nói...

có ai viết giùm chương trình con tìm bội chung nhỏ nhất không?


lúc 19:41 7 tháng 2, 2016
Unknown nói...

ai oi lam dum minh bai tim so nguyen to trong mang duoc k?


lúc 15:50 15 tháng 3, 2016
gg nói...

Đọc song nhưng vẫn chưa hiểu được thủ tục và hàm nửa ai giải thích rõ hơn cho mình được không !


lúc 20:06 28 tháng 3, 2016
gg nói...

Đọc song nhưng vẫn chưa hiểu được thủ tục và hàm nửa ai giải thích rõ hơn cho mình được không !


lúc 20:06 28 tháng 3, 2016
Unknown nói...

Mọi người cho em hỏi xíu ạ. Cả chương trình chứa 1 loại chương trình con thủ tục hoặc hàm hay có thể chứa 2 loại chương trình con procedure và function trong cùng 1 chương trình ạ ???


lúc 22:11 22 tháng 4, 2016
Unknown nói...

ah oi giup e lam bai ucln nhe a


lúc 08:39 29 tháng 4, 2016
Unknown nói...

ah oi giup e lam bai ucln nhe a


lúc 08:55 29 tháng 4, 2016
Nặc danh nói...

Mình nghĩ là bạn thử dùng cái s[0] xem .mình chưa dùng bao giờ nhưng giáo trình có nói tới.


lúc 21:06 25 tháng 5, 2016
ParaboY nói...

Chương trình này chạy lâu lắm nhập thử 65000, 64999 sẽ thấy lặp k bt bao nhiêu lần 😂


lúc 00:34 25 tháng 11, 2016
Unknown nói...

ai giúp em bài tìm số hoàn hảo được viết bằng chương trình con với ạ
em cần gấp ạ


lúc 21:25 21 tháng 2, 2017
Nặc danh nói...


lúc 10:26 23 tháng 3, 2017
Nặc danh nói...

dzô


lúc 17:22 24 tháng 3, 2017
Unknown nói...

cho em hỏi khi nào dùng function khi nào dùng proceduce ạ


lúc 07:31 29 tháng 3, 2017
Nặc danh nói...

are you a teacher ?


lúc 21:51 10 tháng 4, 2017
Unknown nói...

Cac bn co thể cko mih hoi..neu de bai keu tinh lan lượt 2giai thừa n! Và a! ..co use chuog trinh con thi minh phai viet thế nào??cac bn hãy lm giup mih bài đó di..


lúc 13:11 7 tháng 5, 2017
Nặc danh nói...

cô mình cho yêu cầu là tính n! bằng cả hàm và thủ tục. Bạn nào giải được giúp mình với :'(


lúc 19:56 23 tháng 4, 2018

Đăng nhận xét

Thành viên Blog

Tổng số lượt xem trang

Translate

Return to top of page Copyright © 2012 | Theme by Hack Tutors. Cung cấp bởi Blogger.
Các code pascal trong blog được sưu tầm, lựa chọn sao cho tối ưu nhất. Cảm ơn các tác giả đã viết thuật toán.